image banner
 
PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

1. Tình hình dịch bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Long An

Trong năm 2023 toàn tỉnh có 3 ổ dịch Dại động vật (trên chó) được phát hiện tại huyện VĩnhHưng, Đức Huệ và ghi nhận 01 trường hợp tử vong trên người tại xã Tân Lập huyện Mộc Hóa. Từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận thêm 02 trường hợp tử vong trên người do bệnh Dại tại xã Hưng Điền, thị trấn Tân Hưng huyệnTân Hưng và 2 ổ dịch Dại động vật (trên chó) được phát hiện tại xã Hòa Khánh Đông và thị trấn Hiệp Hòa huyện Đức Hòa. Như vậy tính từ đầu năm2023 đến nay toàn tỉnh đã ghi nhận 08 trường hợp liên quan đến bệnh Dại (03 ca trên người và 05 ca trên chó); trong đó cả 03 trường hợp trên người đều bị tử vong sau khi bị chó dại cắn.

2. Bệnh Dại là gì?

Bệnh Dại là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở động vật máu nóng do vi rút gây ra. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh dài hay ngắn tuỳ thuộc loài, số lượng, độc lực của vi rút và vị trí vết cắn (từ 2 tuần đến vài năm). Vi rút xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắn,vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở... được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá huỷ mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Ở người gần như 100% bệnh nhân chết khi phát bệnh dại trên lâm sàng, và chưa có phương pháp điều trị hiệu quả.

3. Triệu chứng bệnh dại ở động vật

Có hai thểnhư sau:

- Ở thể điên cuồng: đầu tiên nó thay đổi thói quen thườngngày, sau đó bỏ nhà chạy rông gặp gì cũng cắn xé. Các biểu hiện thường gặp là mắt đỏ ngầu, hung giữ, bỏ ăn, chảy nước dãi, sợ tiếng động, thường 3-7 ngày sau khi phát bệnh con vật liệt và chết.

- Ở thể dại câm (thể bại liệt):con vật buồn rầu,sau đó chó lặng lẽ chui vào chỗ tối. Vài ngày sau, chó bị liệt chân, liệt hàm, lưỡi thè, chảynước dãi, chỉ gầm gừ trong họng, không sủa được, sau 3 - 5 ngày, chó chết trong trạng thái bại liệt hoàn toàn. Thể này rất nguy hiểm vì người ta không nghĩ đến bệnh dại và mấy ngày đầu chó có thể cắn gia chủ, nếu như đến chăm sóc nó.

Triệu chứng dại ở mèo giống ở chó nhưng hay nép mình chỗ vắng hoặc hay kêu, cắn mạnh, vết thương sâu nên rất nguy hiểm.

4. Các biện pháp phòng, chống bệnh Dại

4.1 Thực hiện quản lý chó, mèo nuôi để phòng bệnh Dại

- Chó, mèo nuôi phải được xích, nhốt hoặc giữ trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh; khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm hoặc xích giữ chó và có người kiểm soát.

- Nuôi chó, mèo tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồnào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.

- Chó, mèo nuôi phải được tiêm vắc xin phòng bệnhDại (01 năm/01lần) theo quy định.

4.2 Người bị động vật mắc bệnh dại hoặc nghi dại cắn cần : -

Xử trí và điều trị dự phòng càng sớm càng tốt ngay sau khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm lên trên da bị tổn thương

- Xối rửa kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nướcsạch ít nhất 15 phút.

- Sát khuẩn bằng cồn 45° đến 70°, cồn Iốt ...

- Hạn chế làm dập vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn.

- Không băng bó, đắp thuốc kín vết thương.

- Đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại.Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa,không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1